Pages

Thursday 11 August 2016

Chính sách Visa Úc SSVF 2016 – Nhiều lựa chọn cho sinh viên Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Di trú Úc, kể từ khi áp dụng chính sách visa ưu tiên SVP số lượng sinh viên đại học tại Úc tăng đáng kể và tỷ lệ đậu visa tại hệ thống trường thuộc chương trình SVP đạt 96% trong khi các tổ chức giáo dục khác chỉ đạt 84%.

Du học Úc sẽ ngày càng dễ dàng hơn nữa khi chương trình xét duyệt Visa mới SSVF – Simplified student visa framework có hiệu lực từ 01/07/2016, đơn giản hóa quy trình xin visa và thủ tục du học.


1/ Điểm mới visa ưu tiên SSVF 2016

SSVF được thay thế cho cơ cấu xét duyệt Visa cũ (SVP) và cơ cấu bậc xét duyệt (Assessment Level Framework). Hướng thay đổi này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét Visa du học Úc trở nên đơn giản hơn đối với những sinh viên có ý muốn du học thực sự, bên cạnh đó đưa ra hướng đi có trọng tâm hơn cho sinh viên với mục đích nhập cư trung thực. Chương trình visa ưu tiên SSVF có 4 sự thay đổi đáng kể so với các chương trình visa trước đây:

Mở rộng visa ưu tiên: Nếu trước đây quy trình đơn giản hóa visa SVP (Streamlined Visa Processing) chỉ được áp dụng cho bậc đại học và sau đại học và tại một số trường cao đẳng thì hiện nay cơ cấu đơn giản hóa qui trình xét duyệt visa sinh viên SSVF (Simplified student visa framework) sẽ được áp dụng cho tất cả các bậc học từ tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học và sau đại học).

Giảm phân lớp visa: Du học Úc hiện nay chỉ còn quy về 2 loại visa Subclass 500 (dành cho học sinh, sinh viên du học ở mọi cấp độ: cao đẳng, đại học, cao học..) và visa Subclass 590 dành cho thân nhân hay người giám hộ đi theo sinh viên. Lưu ý: Những sinh viên quốc tế đang học tập tại Úc với visa du học từ subclass 570 đến 576 vẫn giữ nguyên visa cho đến khi hết hạn, không bị ảnh hưởng bởi thay đổi này.

Chứng minh tài chính, trình độ tiếng Anh theo cấp độ:

Danh sách các truờng trong danh sách visa ưu tiên SSVF sẽ xếp theo 3 cấp độ: Cấp độ 1 đại diện cho nguy cơ nhập cư thấp và cấp độ 3 đại diện cho nguy cơ nhập cư cao nhất. Cấp độ đánh giá sẽ dựa vào 2 yếu tố chính đó chính là: quốc gia (country) và cơ sở giáo dục mà sinh viên quốc tế theo học (education provider). Rủi ro nhập cư càng thấp, hồ sơ thủ tục visa càng gọn nhẹ và đơn giản.



Việt Nam được xếp vào danh sách các quốc gia có mức rủi ro thấp được hưởng visa ưu tiên SSVF, do đó quy định thủ tục chứng minh tài chính cũng như chứng chỉ ngoại ngữ sẽ phụ thuộc vào xếp hạng rủi ro du học sinh theo học. Cụ thể

+ Nếu như du học sinh Việt Nam nộp đơn xin visa để học tại các trường có mức đánh giá (1) thì không phải nộp hồ sơ tài chính và cung cấp chứng chỉ IELTS/TOEFL.

- Visa không cần bổ sung bằng chứng Tiếng Anh (IELTS)

- Không yêu cầu nguồn thu nhập từ người bảo trợ

- Được làm việc từ 40h/2 tuần trong quá trình học

- Được ở lại làm từ 2 – 3 năm sau khi học xong

*** Chính sách Visa này được áp dụng cho sinh viên xin Visa du học, được bộ Di Trú cho phép, không áp dụng cho từng trường tuyển sinh. Yêu cầu tuyển sinh sẽ khác nhau cho mỗi sinh viên chọn học, vui lòng cập nhật thông tin tuyển sinh từ các trường tại Úc từ nhân viên văn phòng du học New World. Hoặc website chính thức từ Bộ Di Trú Úc.

+ Nếu như du học sinh Việt Nam nộp đơn xin visa để học tại các trường có mức đánh giá 2 hoặc 3 thì sẽ nộp hồ sơ tài chính và cung cấp chứng chỉ IELTS/TOEFL. Yêu cầu tiếng Anh du học Úc cụ thể IELTS từ 4.5, TOEFL (paper) từ 527 và TOEFL iBT từ 46. Tra mức độ đánh giá rủi ro nhập cư tại mục: Find the document evidence you need to provide (http://www.border.gov.au/Trav/Visa)

Bảng xếp loại rủi ro quốc gia theo visa SSVF 2016 (Trích)


Country

Risk


Brazil

Lower/ streamlined


Canada

Lower/ streamlined


Chile

Lower/ streamlined


China, Peoples Republic of

Lower/ streamlined


Colombia

Lower/ streamlined


France

Lower/ streamlined


Italy

Lower/ streamlined


Thailand

Lower/ streamlined


United Kingdom

Lower/ streamlined


United States of America

Lower/ streamlined


Vietnam

Lower/ streamlined


All Other Countries

Lower/ streamlined

Không giới hạn thời gian học tiếng Anh: Theo quy định của chính sách SVP cũ thì học sinh không được học tiếng Anh quá 60 tuần. Tuy nhiên, theo quy định của SSVF thì sẽ không giới hạn thời gian học tiếng Anh của du học sinh trước khi vào khóa mới.

Như vậy có thể thấy rằng, chương trình visa ưu tiên SSVF sẽ hỗ trợ sinh viên quốc tế tại Úc bằng cách làm đơn giản hóa quá trình thị thực du học, SSVF rút gọn quy trình xin visa du học còn 2 - 4 tuần, thời gian có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy từng hồ sơ.




2/ Chọn ngành du học dễ định cư tại Úc.

Trong nhóm giáo dục hàng đầu thế giới AK: American, UK và Australia; Úc hiện đang trở thành điểm đến của phần lớn sinh viên Việt bởi chất lượng giáo dục luôn nằm trong top các nước dẫn đầu cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại với hàng trăm chương trình đào tạo cho sinh viên lựa chọn. Theo thống kê của Bộ Giáo dục đào tạo Úc, số lượng du học sinh quốc tế tại Úc gia tăng vượt bậc kể từ năm 2012, năm 2015 đạt hơn 650,000 sinh viên và hứa hẹn sẽ bùng nổ sau khi áp dụng visa ưu tiên SSVF.

Số lượng sinh viên quốc tế tại Úc 1994-2015



Ngoài ra, Chính sách định cư của Chính phủ Úc ngày càng mở rộng là tín hiệu đáng mừng cho du học sinh Việt Nam nói riêng và du học sinh quốc tế nói chung. Mỗi năm chính phủ sẽ có những chỉ tiêu về số lượng người được phép nhập cư cho từng ngành (quota), họ sẽ xét trong danh sách này theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp. Như vậy ngành nào có nhiều người nộp đơn và số lượng được cấp ít thì điểm sẽ càng cao. Vì thế để có cơ hội định cư tại Úc cao, bạn phải lựa chọn những ngành mà chính phủ đang thiếu người. Cụ thể mức chỉ tiêu định cư năm 2016-2017 và số người nhập cư hiện tại như sau:


Occupation ID

Description

Occupation Ceiling Value 2016-2017

Results to date


1331

Construction Managers

5289

10


1332

Engineering Managers

1407

3


1341

Child Care Centre Managers

1000

1


1342

Health and Welfare Services Managers

1177

3


2211

Accountants*

2500

104


2212

Auditors, Company Secretaries and Corporate Treasurers

1413

55


2241

Actuaries, Mathematicians and Statisticians

1000

6


2321

Architects and Landscape Architects

1391

26


2331

Chemical and Materials Engineers

1000

69


2332

Civil Engineering

2174

133


2333

Electrical Engineers

1254

66


Với thang điểm định cư 100, thông thường 1 sinh viên quốc tế học 4 năm đại học ở Úc sẽ có khoảng 50 điểm, điểm tính còn lại sẽ phụ thuộc vào: Trình độ tiếng Anh, kinh nghiệm đi làm, kỹ năng, hoàn thành chương trình đào tạo chuyên nghiệp. Ngoài ra việc học và sinh sống tại các vùng thưa dân cư - Specified regional areas of Australia sẽ được thêm điểm vào thang điểm tính định cư cho người nước ngoài tại Úc.

Hơn thế nữa, mức lương khởi điểm sinh viên mới tốt nghiệp các ngành học tại Úc khá cao, trung bình khoảng 52,000 AUD/ năm. Cụ thể: Mức lương ngành kế toán khoảng 49,000 AUD, ngành kinh tế 48,000 AUD, kỹ sư 63,000 AUD, nha sĩ 80,000 AUD ….

Đặc biệt, nếu muốn trở về Việt Nam thì bằng tốt nghiệp tại Úc chắc chắn sẽ có nhiều lợi thế, vì trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta đang rất thiếu nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ cao






CHƯƠNG TRÌNH CẮP CÁNH ƯỚC MƠ DU HỌC ÚC 2016 TỪ 15/7 - 30/10/2016


GPA≥8.0 & IELTS ≥7.0

GPA≥7.0 & IELTS ≥6.0

GPA≥7.0 & IELTS≥5.0

GPA < 7.0


Miễn toàn bộ phí dịch vụ

Miễn toàn bộ phí dịch thuật

Miễn toàn bộ phí dịch vụ

Miễn toàn bộ phí dịch thuật

Miễn toàn bộ phí dịch vụ

Miễn toàn bộ phí dịch thuật

Miễn toàn bộ phí dịch vụ

Miễn toàn bộ phí dịch thuật


Tặng 5,000,000 VNĐ lệ phí xin Visa

Tặng 3,000,000 VNĐ lệ phí xin Visa

Tặng 2,000,000 VNĐ lệ phí xin Visa




Tặng 3 triệu vé máy bay

Tặng 2 triệu vé may bay

Tặng 1 triệu vé máy bay

Tặng phí khám sức khỏe 1,000,000 VNĐ

Tặng ba lô du học

Tặng ba lô du học

Tặng ba lô du học

Tặng ba lô du học




New World Education, đại diện hầu hết các trường Đại học, Cao đằng, THPT tại Úc. Vui lòng liên hệ chuyên viên tư vấn New World Education theo các cách sau, để được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ liên hệ lại sau khi nhận được thông tin đăng ký từ quý khách.

Ngoài vấn đề lựa chọn chuyên ngành, trường bạn theo học, yếu tố không thể thiếu quyết định tấm vé vào Úc du học đó là khâu Visa. New World Education - Công ty tư vấn và xử lý thành công với lượng Visa du học Úc cao trong năm 2015, hy vọng sẽ đồng hành cùng du học sinh và phụ huynh trong năm 2016 và chiếc cầu nối giữa học sinh và nền giáo dục bậc nhất từ Úc. Đội ngũ nhân viên New World Education chúc cho tất cả các bạn học sinh có thể thực hiện được ước mơ du học, thành công trên con đường các bạn lựa chọn.

Biên tập bởi: Bộ phận Marketing New World Education

Hỗ trợ cam kết từ New World Education:

• Miễn phí tư vấn chọn trường, ngành học và hỗ trợ thủ tục hồ sơ Visa.

• Miễn phí dịch thuật

• Miễn phí hướng dẫn luyện trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh

• Hỗ trợ hướng dẫn chuyển tiền, mở thẻ Visa

• Hỗ Trợ Thi IELTS/ TOEIC/TOEFL

• Kiểm tra trình độ Anh ngữ miễn phí

• Hướng dẫn cách viết thư xin học bổng, thư giới thiệu bản thân

• Hỗ trợ làm thủ tục sân bay, đưa đón sân bay, tìm nhà ở và việc làm

Tập trung nguồn lực thế nào để “săn” học bổng cao học Mỹ?

Theo anh Nguyễn Tiến Cương, một trong những lợi thế của ứng viên Việt Nam là trải qua chương trình Toán cấp 3 quá khó và do đó, chúng ta có thể tận dụng điểm mạnh này để đạt điểm cao ở bài thi Định lượng (Quantitative) trong kỳ thi chuẩn hóa GRE (Graduate Record Examinations).
Cố gắng đạt điểm Toán cao trong bài thi GRE

Anh Nguyễn Tiến Cương - Điều phối viên dự án của Quỹ Giáo dục Việt Nam VEF, người trực tiếp đánh giá hồ sơ và phỏng vấn hàng trăm thí sinh để chọn ra những ứng viên cuối cùng được nhận học bổng danh giá đến Hoa Kỳ có những chia sẻ tỉ mỉ về cách xây dựng bộ hồ sơ mạnh để apply học bổng cao học tại Mỹ trong hội thảo tư vấn du học sau đại học mang tên “You can do it” do USGuide tổ chức vừa qua.

Không thể nào được quyền lựa chọn nếu profile (bộ hồ sơ) quá yếu. Hồ sơ xin học bổng cao học nhìn chung không khác quá nhiều so với bậc đại học, chỉ có điều ứng viên sẽ phải hoàn thành một kỳ thi chuẩn hóa mang tên GRE.

GRE là từ viết tắt của Graduate Record Examinations, là một trong những kỳ thi nổi tiếng nhất được thiết kế để giúp các chương trình cao học (Thạc sỹ và Tiến sỹ) và học bổng của các trường đại học Hoa Kỳ đánh giá chất lượng thí sinh. Cũng như các kỳ thi GMAT, TOEFL, TOEIC,... kỳ thi GRE do Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing Service – ETS) thiết kế và tổ chức.

Các bài thi GRE bao gồm bài thi GRE – General Test, được gọi là GRE tổng quát, và 8 bài thi GRE – Subject Tests, được gọi là GRE chuyên ngành. Trong số các bài thi này, bài thi GRE tổng quát là phổ biến nhất.

Bài thi GRE tổng quát (General Test) đánh giá các kỹ năng lập luận bằng Ngôn ngữ (Verbal), Định lượng (Quantitative) và Viết phân tích (Analytical Writing) mà thí sinh đã có được sau một quá trình công tác và học tập lâu dài và không nhất thiết liên quan đến một chuyên ngành cụ thể nào. Thí sinh dự thi GRE sẽ nhận một bảng điểm đánh giá mỗi kỹ năng đó.


Anh Nguyễn Tiến Cương – Điều phối viên dự án Quỹ Giáo dục Việt Nam VEF chia sẻ chi tiết về kinh nghiệm chinh phục học bổng bậc cao học tại Mỹ tại hội thảo “You can do it” tại Hà Nội.

Bằng kinh nghiệm của mình, anh Nguyễn Tiến Cương khuyên các ứng viên Việt nên tập trung đầu tư vào bài thi Toán – Định lượng (Quantitative), bởi thế mạnh của chúng ta là có chương trình Toán cấp 3 khó. Mặc dù bài thi Toán trong kỳ thi GRE của Mỹ được thiết kế cho trình độ sau đại học nhưng mức độ khó chỉ tương đương Toán trình độ cấp 3 tại Việt Nam. Vì thế, các bạn có thể tập trung nguồn lực để đạt điểm Toán cao và thực tế, nhà tuyển sinh Mỹ đánh giá rất cao các ứng viên có tư duy Toán học tốt. Nhiều giáo sư thường nhìn vào điểm Toán đầu tiên trong 3 điểm số của bài thi GRE. Đối với bài thi Ngôn ngữ (Verbal), anh Cương cho rằng chúng ta không nên dành quá nhiều thời gian nhưng cũng không nên để điểm quá thấp.

Một bộ hồ sơ yếu, mà trước tiên là yếu về mặt điểm số sẽ khiến bạn mất đi quyền lựa chọn của bản thân. Do đó, anh Cương nhấn mạnh, đối với bộ hồ sơ sau đại học, ứng viên phải đảm bảo điểm GPA ít nhất từ 7/10 hoặc 3/4,0, các điểm GMAT, TOEFL, TOEIC cũng phải đạt ở mức “an toàn”.

Chuẩn bị càng sớm càng tốt

Bộ hồ sơ mạnh không thể được xây dựng trong “ngày một, ngày hai”, với nguyên tắc này, sinh viên nên tìm hiểu và chuẩn bị từ năm nhất, năm hai đại học. Chuẩn bị càng sớm, bạn càng có nhiều thời gian để đầu tư các nguồn lực. Không ít trường hợp các bạn trẻ năm 3, năm 4 mới biết thông tin về học bổng và phải “vắt chân lên cổ” để làm hồ sơ cho kịp và nhiều khi điểm số của năm thứ nhất, thứ hai không đủ cao như mong muốn.

“Việc bắt đầu sớm giúp bạn chuẩn bị điểm số tốt. Nếu không chú ý từ đầu, điểm số bị kéo tụt xuống quá và thời gian còn lại quá gấp, không đủ để kéo trung bình trung lên thì rất khó. Cố tập trung vào các môn chuyên ngành của mình để đạt điểm cao và không để những môn khó nhằn kéo điểm trung bình xuống quá thấp vì nhìn vào tổng thể sẽ không tốt”, anh Nguyễn Tiến Cương lưu ý.

Ngoài ra, ứng viên cũng nên chuẩn bị tinh thần để giải thích (nếu có cơ hội) với hội đồng tuyển sinh nếu bạn có điểm trung bình trung khá tồi nhưng điểm chuyên ngành rất tốt. Chẳng hạn: “Trông điểm trung bình của tôi là 7.5 thôi nhưng tổng điểm các môn chuyên ngành của tôi đạt ở mức hơn 9 phẩy đấy”…

Chuẩn bị sớm không chỉ giúp bạn có một bảng điểm đủ tốt mà còn có thời gian tập trung xây dựng cá tính và hình ảnh con người (ngoài học tập).

Lưu giữ thật kỹ và thật đầy đủ tất cả hoạt động mà chúng ta tham gia. Nếu bạn làm tình nguyện, có bằng khen, giải thưởng nào thì phải lưu giữ chúng; có vài hình ảnh, tư liệu thì càng tuyệt... Những bài báo, hình ảnh, bức tranh về bạn sẽ là tư liệu hỗ trợ bạn xây dựng toàn cảnh chân dung mình bên cạnh yếu tố học tập.

Về lịch sử làm việc, ứng viên cần liệt kê các đầu việc đã làm theo thứ tự gần nhất cho đến xa nhất. Các công việc tốt nhất, những gì đã làm, tác động và tiềm năng của công việc đó. Anh Cương nhấn mạnh, ở phần này ứng viên không nên nêu chung chung mà phải chú ý đến “impact” (sức ảnh hưởng) của công việc bản thân làm một cách chi tiết. Chẳng hạn, bằng việc đưa ra một thuật toán mới, bạn đã giúp lượng người sử dụng mạng của công ty tăng lên 50% trong vòng 6 tháng…

Thư giới thiệu từ ai sẽ mang hiệu quả cao nhất?

Ai có thể viết thư giới thiệu hiệu quả nhất? Đó là một giáo viên bình thường hay một thầy trưởng khoa, một giáo sư nổi tiếng trong ngành?

Bằng kinh nghiệm cá nhân, anh Cương khẳng định, những người có danh tiếng sẽ giúp bạn gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh. Tuy nhiên, điều đó rất có thể trở nên vô nghĩa nếu giáo sư nổi tiếng kia không phải là người hiểu về bạn, đã làm việc với bạn trong thời gian đủ dài.

“Các trường bên Mỹ quan tâm nhất ai là người theo sát tiến trình học của các bạn, nắm rõ nhất sự chuyển biến của bạn từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 chứ không phải ai là người có chức danh cao nhất. Ông hiệu trưởng nhiều khi không biết bạn là ai, ông có thể viết thư theo nhờ vả nào đó nhưng lá thư này nhiều khi không giá trị bằng người trực tiếp làm việc với bạn trong thời gian dài”, anh Cương chia sẻ.

Một điểm hết sức lưu ý là các thầy cô ở Việt Nam có thói quen khá xấu khi yêu cầu sinh viết luôn thư giới thiệu sau đó đọc lại rồi “kí roẹt”. Điều này cần tránh vì hội đồng tuyển sinh tinh tường sẽ dễ dàng phát hiện.

Có sự khác biệt và mũi nhọn

Bài luận cá nhân là điểm khác biệt giữa hồ sơ của bạn với hàng nghìn hồ sơ khác. Nó phải thể hiện được cái gì ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp, lựa chọn con đường của bạn, mối quan tâm, ước mơ nguyện vọng và dự định của bạn trong tương lai.

Các thông tin khác về giải thưởng hay sự công nhận với hoạt động của bạn sẽ giúp hồ sơ thuyết phục và trở nên ấn tượng. Các trường ở Mỹ khi tìm kiếm ứng viên luôn nhấn mạnh 2 yếu tố: sự đa dạng (khắp nơi thế giới), sự toàn diện (không chỉ biết học, có thành tích mà còn ở các yếu tố khác, sự đóng góp cho cộng đồng)… Do đó, lời khuyên của điều phố viên dự án Quỹ Giáo dục Việt Nam VEF là tập trung xây dựng mũi nhọn (điểm gây ấn tượng) cho con người mình. Bởi nhiều khả năng trong cuộc phỏng vấn trực tiếp, giám khảo sẽ hỏi một câu dạng: Điều gì bạn mạnh nhất, khiến bạn tin là gây ấn tượng nhất với chúng tôi?

Và quan trọng xuyên suốt quá trình chinh phục học bổng cao học, ứng viên cần giữ cho mình tinh thần đam mê, nhiệt huyết ở mức cao nhất. Tránh tình trạng “khi đến nghe các hội thảo truyền lửa du học thì khí thế lên cao ngất nhưng chỉ sau đó một tuần, một tháng thì mức năng lượng cứ giảm dần cùng các khó khăn thực tế… Kinh nghiệm của anh Cương là bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ, định hướng từ alumni (những người đi trước) cũng như những cộng đồng nhỏ cùng chí hướng với mình để cảm thấy bản thân không lạc lõng, cô đơn.